Người nước ngoài khi muốn đến làm việc tại Việt Nam buộc phải có giấy phép lao động. Vậy thủ tục làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Cùng Alovisa247 tìm hiểu nhé.
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc thì phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho cá nhân đó. Khi ấy, các khoản chi lương mới được đưa vào chi phí hợp lý.
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động là một văn bản cho phép một công dân người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, có giá trị trong một thời gian nhất định (ghi trên văn bản). Bất cứ người nước ngoài nào đến Việt Nam làm việc mà không có giấy phép lao động đều được xem là phạm luật và sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nội dung của giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm:
- Họ tên của người lao động nước ngoài
- Ngày tháng năm sinh
- Quốc tịch và số hộ chiếu
- Trình độ chuyên môn
- Cơ quan mà người lao động nước ngoài làm việc
- Vị trí công việc (chức vụ)
- Thời hạn giấy phép: tối đa 2 năm
Lưu ý: Người nước ngoài phải làm công việc chính xác như đã được ghi trong giấy phép, nếu không sẽ bị coi là phạm pháp và bị trục xuất theo pháp luật.
Cơ quan nào được cấp giấy phép lao động
Theo quy định của nhà nước Việt Nam, chỉ những đơn vị sau có quyền được cấp mới/cấp lại giấy phép lao động:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Phòng Việc làm)
- Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp (Phòng Quản lý lao động)
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao (Phòng Quản lý lao động)
Lưu ý: Có nhiều trường hợp được miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) nhưng yêu cầu người lao động phải làm thủ tục xác nhận với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy định về việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/016 quy định khi xin giấy phép lao động cần lưu ý những điều sau:
– Đối với chức danh Chuyên gia: Phải có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
– Đối với chức danh Quản lý: Gồm các vị trí như nhà quản lý, giám đốc điều hành. Những vị trí trước đây như: Trưởng phòng, Quản lý sản xuất, chủ quản… đối chiếu quy định mới tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP không còn phù hợp chức danh nhà quản lý hay giám đốc điều hành nữa.
– Đối với chức danh Lao động kỹ thuật: Phải được đào tạo 1 năm chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.
– Trước thời điểm dự kiến người nước ngoài bắt đầu làm việc chính thức tại doanh nghiệp ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp, tổ chức buộc phải xin công văn chấp thuận tuyển dụng lao động người nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đang hoạt động cấp.
– Người nước ngoài nếu chưa từng đến Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp nước ngoài. Với trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam có đăng ký tạm trú, tạm vắng thì có thể xin Lý Lịch Tư Pháp Việt Nam tại Sở Tư Pháp Tỉnh, Thành Phố nơi người đó đăng ký tạm trú hoặc sử dụng lý lịch tư pháp tại nước ngoài.
Thủ tục cấp mới giấy phép lao động tại HCM
Khi có công văn chấp thuận của ủy ban, bạn phải chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ như sau:
- Hộ chiếu photo
- 02 ảnh 4 x 6cm (nền trắng, nhìn thẳng, không mang kính )
- Giấy khám sức khoẻ cho người nước ngoài (*)
(*) Các bệnh viện tại HCM được phép khám sức khỏe xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh; Bệnh viện Đa khoa An Sinh; Bệnh viện Thống Nhất; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Nhân dân 115; Bệnh viện Trưng Vương; Bệnh viện Đa khoa Phước An – CN3; Phòng Khám đa khoa Quốc tế International SOS thuộc Chi nhánh Công ty TNHH International SOS Việt Nam.
Nếu khám sức khỏe ở nước ngoài thì phải Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự và Dịch Thuật sang Tiếng Việt và được đóng dấu công chứng của Phòng tư pháp Quận, Huyện.
- Giấp xác nhận kinh nghiệm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp)
- Lý lịch tư pháp nước ngoài (được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp)
- Bằng cấp liên quan (được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp)
- Lý lịch tư pháp Việt Nam
- Giấy phép kinh doanh photo.
Quy trình xin cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bước 1: Trình mẫu số 1 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Ủy ban nhân dân. Kết quả 15 ngày làm việc theo dự kiến hoặc trễ hơn.
Bước 2: Sau khi được công văn chấp thuận của Ủy ban, trước ít nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố (số 159 đường Pasteur, Phường 6, Quận 3).
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;
* Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: chuyên viên trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố xử lý và cấp mới giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của người sử dụng lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Người sử dụng người lao động nước ngoài căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố nhận kết quả.
Nếu bạn không muốn bận tâm về trình tự thủ tục xin giấy phép lao động, hãy gọi ngay 1900 6859 để được tư vấn và hỗ trợ người lao động nước ngoài có được giấy phép lao động trong thời gian sớm nhất.